Trám răng hết bao nhiêu tiền? Bảng giá tại nha khoa ADOR năm 2022

Trám răng bao nhiêu tiền

Phương pháp trám răng thẩm mỹ không chỉ hữu ích trong việc điều trị sâu răng hay răng bị mẻ mà còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng bị thưa. Mặc dù là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, song bạn cũng có nguy cơ gặp tình trạng miếng trám bị mẻ nếu không biết cách chăm sóc răng sau khi trám răng.

Có lẽ phương pháp trám răng không còn là phương pháp xa lạ với mọi người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chính xác chi phí bảng giá trám răng bao nhiêu tiền điều trị, Và các hình thức và phương pháp trám răng tại nha khoa hiện nay.

Trám răng bao nhiêu tiền trên thị trường hiện nay

Trong các dịch vụ tại nha khoa, chi phí thường có sự dao động nhất định. Chi phí trám răng cũng không ngoại lệ. Ví dụ như dịch vụ trám răng sâu sẽ có giá khác so với trám răng thẩm mỹ do bị nứt, vỡ hay sứt, mẻ cấp độ nhẹ…và chi phí của các chất liệu trám răng khác nhau cũng sẽ khác nhau. 

Hiện nay, trám răng cũng là phương pháp điều trị với chi phí tiết kiệm, mức giá trám răng có giá khoảng 300.000 đồng – 500.000 đồng cho mỗi răng nên phù hợp với đại đa số khách hàng có nhu cầu. Nếu bạn còn thắc mắc về giá trám răng hết bao nhiêu tiền thì tham khảo chi phí cụ thể hơn nhé!

Trám răng bao nhiêu tiền
Trám răng bao nhiêu tiền

Bảng giá chi phí trám răng tại nha khao ADOR

Phương pháp t rám răng là phương pháp điều trị phổ biến hết để giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng bị sâu răng. Bên cạnh đó trám răng thẩm mỹ còn giúp hàm răng của bạn phục hồi rất hiệu quả trong một số trường hợp răng của bạn bị hư tổn nhẹ như mẻ, vỡ hoặc hàn trám răng thưa. Tuy nhiên để dễ theo dõi cho trường hợp của mình, bạn có thể tham khảo qua bảng giá trám răng chi tiết của nha khoa ADOR:

PHƯƠNG PHÁP TRÁM RĂNG
Phương pháp Chi phí
Trám răng 500.000 đồng / răng
Trám răng sữa 200.000 đồng / răng
Trám răng bằng CIC (Fuji Nhật) 200.000 đồng / răng
Trám răng bằng Composite (Mỹ) 300.000 đồng / răng
Trám cổ răng 300.000 đồng / răng

Các trường hợp cần nên đi trám răng

Sau nay Nha khoa Ador sẽ đi chi tiết cho các bạn các trường hợp cần phải đi trám răng ngay để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng sâu này.

Tình trạng các răng cần trám
Tình trạng các răng cần trám

1. Trường hợp sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý trên răng do vi khuẩn trong miệng lên men khi thức ăn còn sót lại, không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong răng của bạn dễ dàng tấn công ở bề mặt răng và dẫn đến gây mòn men răng. Quá trình sâu răng diển ra rất nhanh và bạn không hề biết, khi men của răng đã bị hư tổn (có các lỗ sâu màu đen bên trong răng) thi lúc đó bạn mới phát hiện ra và khi đó, sâu răng có thể đã ăn sâu vào tận tủy răng và thần kinh răng bên trong. Do đó, việc phát hiện bị sâu răng sớm và tiến hành trám răng lại là điều vô cùng quan trọng để bạn ngăn ngừa răng bị hư tổn nặng và phải lấy tủy răng thậm chí phải nhổ bỏ.

Đối với những lỗ sâu nhỏ ở mặt nhai thì trám răng màu sắc tự nhiên thường được chỉ định. Nó vừa giúp phục hồi lại tình trạng, hình dạng giống như răng ban đầu và còn mang đến màu sắc tự nhiên cho răng.

Còn với răng cửa thì trám răng thẩm mỹ chính là điều bắt buộc. Bởi vì các vật liệu để trám răng thông thường sẽ không thể nào đáp ứng được các yêu cầu về mặt thẩm mỹ và cả yêu cầu về độ bền vững của răng.

2. Trường hợp mòn cổ răng

Đây là những khuyết hình chêm ở cổ răng, mỗi khi bạn đánh răn sẽ gây cảm giác ê buốt và khiến cho răng của bạn nhạy cảm với các loại đồ ăn uống nóng, lạnh. Mòn cổ răng đa phần là do mọi người có thói quen đánh răng theo chiều ngang và đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng.

Những dấu hiệu này, mọi người có thể dễ dàng phát hiện ở mặt ngoài răng cối nhỏ, ít hơn ở khu vực răng nanh cùng những răng cối lớn. Đối với những trường hợp này thì trám răng thẩm mỹ là phương pháp tốt nhất đảm bảo hiệu quả không và ít gây xâm lấn mô răng.

3. Trường hợp bị chấn thương

Do chấn thương hoặc tai nạn gãy mẻ, vỡ, bể khiến răng không còn ở trạng thái như ban đầu. Khi đó, trám răng sẽ giúp phục hồi hình dáng và chức năng ăn nhai cho răng.

4. Trường hợp cần thẩm mỹ

Rất nhiều người đi trám răng yêu cầu tính thẩm mỹ rất cao. Nên đòi hỏi tây nghề của các bác sĩ và vật liệu trám phải tốt nhất. Trong trường hợp bạn đã đi trám răng nhưng qua thời gian, miếng trám sẽ bị mòn và ố màu. Bạn có thể đến nha khoa để xử lý lại chỗ trám hoặc thay lại miếng trám.

5. Trường hợp răng thưa

Tiếp đến với phương pháp trám răng thẩm mỹ còn được áp dụng trong trường hợp răng của bạn bị thưa nhẹ thưa. Khi bạn bị thưa nhẹ thì việc trám sẽ rất tốt và dể giàm, giúp bạn có hàm răng đẹp không khuyết điểm và chi phí lại không tốn nhiều như niềng răng hay dán răng sứ veneer.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giá trám răng

Nhìn vào bảng giá có thể thấy, trám răng bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào vật liệu trám. Tuy nhiên, trong mục tiêu chất liệu trám cụ thể vẫn có khoảng giá chứ không có giá cố định. Vậy cụ thể thì mức giá này sẽ dựa vào các yếu tố:

Tình trạng các răng cần trám

Trám răng có thể khắc phục được rất nhiều vấn đề từ thẩm mỹ cho đến tất bệnh lý trong khoang miệng và chi phí trám răng tại các nha khoa cũng hợp lý. Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn trám răng vào những vùng răng bị mẻ, vỡ hay thưa nhẹ thì chi phí sẽ chỉ dựa vào chất liệu trám và số lượng răng cụ thể.

Tuy nhiên, nếu trám răng trong trường hợp răng sâu nặng, viêm tủy nặng thì bạn sẽ cần thêm chi phí điều trị bệnh lý. Từ đó, mức chi phí cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Tình trạng các răng cần trám
Tình trạng các răng cần trám

Số lượng răng cần trám

Chi phí trám răng sẽ được tính trên từng chiếc răng, vì thế số lượng răng cần được trám sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mà khách hàng cần thanh toán. Mức chi phí này cũng sẽ được thông báo chi tiết với bạn sau khi được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nếu bạn cần trám nhiều răng thì số tiền bạn phải sẽ được nhân lên theo số răng.

Số lượng răng cần trám
Số lượng răng cần trám

Vật liệu trám răng

Để trám răng thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu trám răng khác nhau, ở mỗi chất liệu sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Phổ biến nhất có thể nhắc đến là Amalgam, Fuji và Composite. Trong khi Amalgam hay Fuji thiên về trám điều trị (lấp khoảng trống sau khi điều trị tủy hay sâu răng) thì chất trám Composite lại thiên về trám thẩm mỹ (khắc phục răng hở kẽ hay vỡ mẻ ở vị trí răng cửa). Để biết chất trám nào phù hợp nhất với tình trạng của mình, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện điều trị.

Vật liệu trám răng
Vật liệu trám răng

Trình độ tay nghề y bác sĩ trám răng

Một địa chỉ có thương hiệu uy tín trên thị trường, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đã thực hiện thành công trám răng cho hàng ngàn khách hàng, ứng dụng trang thiết bị hiện đại, công nghệ trám răng tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng, chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo…thường chi phí dịch vụ trám răng cao hơn so với những nha khoa nhỏ, kém uy tín, tay nghề bác sĩ không cao.

Trình độ tay nghề y bác sĩ trám răng
Trình độ tay nghề y bác sĩ trám răng

Các loại vật liệu tráng răng phổ biến hiện nay

 Vật liệu được sử dụng trong điều trị và khắc phục hư tổn răng bằng phương pháp trám răng khá phong phú, và nha khoa ADOR  sẽ liệt kê chi tiết các loại vật liệu mà chúng tôi hay sử dụng cho khách hàng dưới đây.

Vật liệu trám răng Composite

Vật liệu trám răng Composite là loại vật liệu mới được phổ biến, và được rất nhiều nha khoa tại Việt Nam ưa dùng. Ở nước ngoài, composite loại vật liệu Composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn amalgam và xi măng. Ở nước ta trám composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.

Vật liệu trám răng Composite
Vật liệu trám răng Composite

Ưu điểm:

  • Màu sắc như răng thật.
  • Sở hữu độ nén chịu lực và chịu mài mòn cao, dù sử dụng lâu dài trong môi trường khoang miệng.
  • Khả năng tương thích sinh học cao, hoàn toàn an toàn đối với cơ thể 
  • Thường được chỉ định để trám răng thẩm mỹ
  • Dễ bị bong tróc nên cần được chăm sóc kỹ

Nhược điểm:

  • Chi phí trám răng bằng composite khá cao.
  • Miếng trám có thể bị ngả màu sau vài năm.
  • Các răng phải chịu lực mạnh chỉ định hạn chế làm vì composite có thể bị bong tróc khi chịu lực tác động của lực nhai mạnh, hay chịu kích thích nóng lạnh đột ngột.

Vật liệu trám răng Amalgam

Amalgam là hợp kim gồm có các loại như: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… là loại vật liệu truyền thống được nhiều nha khoa dùng từ nhiều năm về trước, trám răng amalgam còn gọi là trám răng bạc vì có màu giống bạc. Thường được dùng để trám cho các răng nằm phía trong như răng cối và răng tiền tiền cối.

Vật liệu trám răng Amalgam
Vật liệu trám răng Amalgam

Ưu điểm:

Có khả năng khắc phục những khuyết điểm xấu của răng bạn một cách  nhanh nhất và hiệu quả.

– Giúp răng bền đẹp và chắc,giúp bạn ăn nhai tốt  thành phần chất trám răng.

– An toàn đối với sức khỏe của cơ thể.

– Chi phí trám răng thì rẻ so với các phương pháp trám răng khác rẻ.

– Tính thẩm mỹ của trám răng chưa cao nên chỉ thường sử dụng để trám sâu răng ở vị trí răng hàm.

– Độ bền khi trám răng có thể kéo dài lên đến hơn 10 năm.

Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ sẽ kém hơn các phương pháp khác, các chất trám răng sẽ không giống màu sắc tự nhiên của răng thật.

– Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: Các bộ phận lành mạnh của răng thường phải được loại bỏ để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ hỗn hợp đã làm.

– Trám hỗn hợp sẽ làm màu răng bị đổi màu, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc của các răng xung quanh.

– Phản ứng dị ứng: Một tỷ lệ nhỏ người sử dụng phương pháp trám răng, có khoảng 1%, bị dị ứng với mặt thủy ngân trong phục hồi hỗn hợp.

Vật liệu trám răng kim loại quý 

Là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng giúp tăng tính cứng chắc cho miếng trám. Thường dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch với răng thật.

Vật liệu trám răng kim loại quý 
Vật liệu trám răng kim loại quý

Ưu điểm:

– Có độ bền cao, kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm, không ăn mòn.

– Chịu lực tốt, có thể chịu được lực nhai bình thường.

– Về mặt thẩm mỹ, nhiều đánh giá cho thấy, ánh vàng nhìn dễ chịu hơn so với ánh trám bạc.

– Có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam.

Nhược điểm:

– Không mang tính thẩm mỹ cao

– Chi phí sẽ cao hơn phương pháp trám bạc khá nhiều.

– Mất thời gian, phải đến phòng nha ít nhất 2 lần hẹn.

0837.44.66.11