Có Nên Chữa Tủy Răng Không? Chữa Tủy Xong Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Viêm tủy răng là một vấn đề thường thấy tại các phòng khám nha khoa hiện nay. Các bệnh viêm tủy răng vô cùng nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Nhiều người vẫn thường e ngại rằng có nên chữa tủy răng hay không cũng như chữa tủy răng có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng nha khoa Ador tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải thực hiện lấy tủy răng?

Chữa tủy răng hạn chế tình trạng hoại tử lan rộng đến các bộ phận răng miệng
Tủy răng là một tổ chức liên kết, bao gồm các mạch máu nhỏ và các dây thần kinh, làm nhiệm vụ nhận chất dinh dưỡng và nuôi răng ở bên trong thân răng. Nhờ có sự bảo vệ của thân răng và chân răng ở bên ngoài, nên tủy răng ít bị tấn công. Tuy nhiên chỉ cần ngoại lực tác động, làm răng vỡ hay bị sâu răng, cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập và làm nhiễm trùng tủy răng.
Đối với những trường hợp bị viêm tủy răng nặng, thì bắt buộc phải điều trị ngay để tránh tình trạng hoại tử và lan rộng đến các bộ phận khác trong khoang miệng.
Bệnh viêm tủy răng là bệnh không thể tự phục hồi, nếu xuất hiện những cơn đau nhức và đột nhiên chấm hết tình trạng đau nhức, đó có thể là dấu hiệu của việc răng đã bị hoại tử, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng viêm tủy răng quá nặng và không thể chữa trị, bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng là nhổ bỏ răng.
Vì thế, khi có những triệu chứng đau nhức ê buốt, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đến phòng khám, để được bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng nặng hơn.
Xem thêm: Chữa Tủy Răng Mất Bao Lâu? Địa Chỉ Chữa Tủy Răng Nhanh Chóng
Những trường hợp nào cần điều trị tủy răng?

Dấu hiệu của triệu chứng viêm tủy rất dễ thấy và nhận biết
Bệnh hư tủy răng gây ra những dấu hiệu lộ ra bên ngoài, nên nhìn bằng mắt thường hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Nếu bạn gặp một trong những dấu hiệu sau đây, hãy đến nha khoa Ador để được bác sĩ tư vấn ngay nhé!
Răng đau nhức dai dẳng
Đây là một dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm tủy răng. Tủy răng hư sẽ gây ra những đau nhức dai dẳng, từ đó khiến cho bạn khó có thể tập trung sinh hoạt và làm việc, làm suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời cơn đau này có thể lây sang các bộ phận khác như: gò má xương hàm… Không chỉ vậy, cơn đau nhức dây cũng có thể là nguyên nhân của những bệnh như: sâu răng, miếng trám bị vỡ, nhiễm viêm vi khuẩn, bệnh về nướu…
Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh
Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh cho thấy các dây thần kinh và mạch máu trong răng đang bị tổn thương. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì cơn đau này sẽ kéo dài ngay cả khi việc bạn đã dừng ăn thức ăn đó.
Răng bị sưng nướu
Răng bị hư sẽ thải ra các chất thải có tính axit, các chất thải này chảy đến chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong nướu răng. Từ đó, xuất hiện tình trạng sưng nướu. Biểu hiện này có thể lặp đi lặp lại hoặc cảm thấy đau đến mỗi khi chạm vào nướu răng. Ngoài ra, còn có tình trạng trên phần nướu răng mọc lên các mụn mủ trắng. Các mụn này tuy không gây hại cho sức khỏe, nhưng lại gây ra mùi hôi miệng làm hơi thở có phần khó chịu, gây kém tự tin trong giao tiếp.
Răng bị đổi màu
Nhiễm trùng răng cũng có thể làm răng bạn bị xỉn màu. Chấn thương răng sẽ phá hủy các mô bên trong và biến răng thành màu đen xám. Sự thay đổi này sẽ dễ nhận hơn sẽ nhận ra hơn ở trường hợp răng cửa. Răng bị xỉn màu cho thấy phần tủy răng đã chết và không nhận được chất dinh dưỡng từ mạch máu. Tuy vậy, răng xỉn màu còn là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khác, tốt nhất bạn nên đến nha khoa Ador để được tư vấn kỹ càng hơn.
Răng bị mẻ hoặc nứt miếng lớn
Khi bạn gặp tai nạn làm vỡ răng, làm lộ tủy răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm hư tủy răng. Thậm chí, ngay khi răng không bị vỡ, các dây thần kinh và mạch máu bên trong vẫn có thể bị tổn thương và không cung cấp được chất dinh dưỡng cho răng.
Các chất thải từ tủy răng có tính axit sẽ làm mềm phần xương giữ chân răng, khiến răng mất khả năng đứng vững trên cung hàm, thậm chí mất răng. Nếu bạn có nhiều hơn một chiếc răng đang bị lung lay, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn.
Lấy tủy răng có an toàn không?
Lấy tủy răng có an toàn không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, khi phải tiến hành điều trị tủy. Thực tế, việc chữa tủy răng là hoàn toàn an toàn và không gây hại gì đến đến sức khỏe. Đây là một quá trình rất cần thiết đối với những người bị hư tủy, tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác trong khoang miệng. Từ đó đảm bảo khả năng ăn nhai của răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Xem thêm: Chữa Tủy Răng Có Đau Không?
Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Khi lấy hết tủy răng ra khỏi răng có thể làm răng bị suy yếu
Khi lấy hết tủy răng ra khỏi răng, có thể làm răng bị suy yếu. Vì lúc này, răng không còn nhận được dinh dưỡng từ mạch máu và dây thần kinh để nuôi răng. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của răng. Mặc dù vậy, việc giữ một chiếc răng đã hư tủy lại càng nguy hiểm hơn. Thậm chí xảy ra tình trạng nhiễm trùng lây lan làm hỏng hết những chiếc răng khỏe mạnh kế bên, ngoài ra còn làm giảm khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.
Việc lấy tủy răng giúp bạn không còn cảm nhận được những cơn đau ê buốt và không còn bị nhạy cảm mỗi khi gặp đồ ăn nóng, lạnh.
Điều trị tủy răng có làm giảm nguy cơ mất răng không?
Tất nhiên, vì đây là bước đầu tiên giúp bạn giữ lại chiếc răng bị hỏng. Tuy vậy, sau khi đã hút hết tủy, răng sẽ không còn được khỏe mạnh như một chiếc răng bình thường. Lúc này, răng giữ được lâu hay không là do chỉ định của bác sĩ và quyết định của bạn, phụ thuộc vào vật liệu để trám răng. Bạn có thể dùng nguyên liệu nha khoa chuyên dụng để trám răng hoặc chọn phương pháp bọc sứ cho răng để tăng tính thẩm mỹ. Nha sĩ chỉ đề xuất trường hợp nhổ răng với những tình trạng đã tổn thương quá nặng, không thể phục hồi và có khi cơ gây hại lây lan cho những chiếc răng xung quanh.
Cách hạn chế những ảnh hưởng của lấy tủy răng

Sau khi lấy tủy răng, nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt
Sau khi lấy tủy răng, nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, hoa quả… các các món này sẽ làm giảm tác động lực lên chiếc răng vừa chữa tủy giúp bảo vệ được răng tốt hơn.
Nên hạn chế ăn những món nhiều đường và tinh bột, vì đây là hai yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Giảm bớt hai chất này trong thức ăn sẽ giúp răng bớt nhạy cảm và hạn chế vi khuẩn tấn công răng.
Kiêng ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Tránh đồ ăn ngọt và thức uống có ga, các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê… để tăng độ bền và giữ màu tự nhiên cho răng.
Tuyệt đối không ăn các món cứng, dai, đòi hỏi phải dùng lực dây nhai mạnh.
Răng lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Răng sau khi đã được lấy tủy sẽ trở nên giòn, nhạy cảm và dễ vỡ. Do lúc này, Các mạch máu và dây thần kinh trong răng đã tổn thương và không thể nhận chất dinh dưỡng nuôi răng. Thông thường, răng sẽ chỉ tồn tại được trong Thời gian ngắn sau khi lấy tủy. Vậy nên, sớm hay muộn bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ khuyên nên trám răng để bảo vệ răng lâu hơn.
Tuổi thọ của răng lấy tủy được trám
Với phương pháp này, răng sẽ được trám bằng vật liệu chuyên dụng nha khoa, từ đó phục hồi khả năng ăn nhai của răng. Tuy nhiên, phần răng thật vẫn phải chịu lực tác động lúc nhai thức ăn, do đó, sẽ ngày càng yếu đi vì không còn tủy răng. Trung bình theo nghiên cứu, chỉ sau từ 3 đến 5 năm, vật liệu trám sẽ bong ra, nếu bạn không kịp trám lại kịp thời, răng thật sẽ bị đổi màu và chịu tổn thương nhất định.
Tuổi thọ của răng lấy tủy được bọc sứ
Nếu muốn giữ răng có tuổi thọ lâu hơn và tăng tính thẩm mỹ, bệnh nhân có thể tìm đến phương pháp bọc sứ. Răng lấy tủy khi được bọc sứ có thể giữ tuổi thọ lên đến 10-15 năm, thậm chí là vĩnh viễn khi dùng một số loại sứ cao cấp. Bên cạnh đó, sứ cũng là một vật liệu có độ bền cao và có khả năng chịu lực tốt, làm tăng khả năng ăn nhai các vật cứng của răng. Lớp bọc bằng sứ sẽ giúp răng được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn từ thức ăn trong khoang miệng, và mang lại tính thẩm mỹ cao, tăng sự tự tin khi giao tiếp nhờ vào màu sắc trắng sáng, đẹp đẽ.
Giải pháp lâu dài cho hàm răng chắc khỏe
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc răng đã lấy tủy dưới đây để giúp cho hàm răng chắc khỏe lâu dài:
– Pha nước muối sinh lý với nước ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn
– Sử dụng các loại bàn chải có lông mềm. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sáng và tối.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thay vì tăm xỉa răng
– Tái khám định kỳ 6 tháng/lần ở nha khoa để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng, đảm bảo sức khỏe răng miệng
Sau khi điều trị tủy răng, nếu vẫn còn xuất hiện tình trạng đau nhức, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra ngay, vì cấu tạo của răng rất phức tạp, khó có thể hút sạch tủy răng ra hoàn toàn.
Xem thêm: Chi phí chữa tuỷ răng giá bao nhiêu tiền Nha Khoa ADOR
Qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về việc chữa tủy răng có gây ảnh hưởng gì không và đưa ra quyết định có nên chữa tủy răng hay không. Trong cuộc sống thường ngày, bạn nên vệ sinh răng miệng và giữ gìn răng miệng thật kỹ càng, để tránh gây ra những bệnh về tủy răng. Nếu có một trong những dấu hiệu về bệnh tủy răng, hãy đến nha khoa Ador để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất. Nha khoa Ador chúc bạn có một nụ cười thật tươi.

Hoài An, tên đầy đủ là Nguyễn Hoài An. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Đắk Lắk. Năm 18 tuổi, tôi quyết định lên Sài Gòn để học và theo đuổi đam mê của tôi với chuyên ngành Răng – hàm – mặt. Trong 5 năm học đại học Nha sĩ Hoài An đã tích lũy cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm quý giá. Đây chính là bước ngoặt lớn đánh dấu chặn đường tiếp theo trong sự nghiệp của An. Với những gì mà Hoài An đã tích lũy được Hoài An đã quyết định thành lập riêng cho tôi một trung tâm nha khoa với thương hiệu là ADOR với sứ mệnh “Mang đến sự hoàn hảo cho khách hàng”. Và Nha khoa ADOR tự hào trở thành địa chỉ phòng khám nha khoa thẩm mỹ được khách hàng tin tưởng trong lĩnh Răng Hàm mặt.